chuyên đề

How the brands grow? – Con đường tăng trưởng thương hiệu

10/09/2023    admin   Thương hiệu và Quản trị Thương hiệu
Có nhiều khái niệm và tư duy khác nhau về tăng trưởng cũng như là con đường tăng trưởng.Theo tôi thì có 4 đường lối sau đây có thể dẫn dắt sự tăng trưởng thương hiệu:
1/ Lấy khách hàng làm “Trọng tâm” thay vì lấy khách hàng làm “Trung tâm”
“Trọng tâm” và “Trung tâm” có khác nhau không các bạn? Theo quan điểm của tôi: (1) Coi khách hàng là trung tâm chú trọng “làm vừa lòng, hài lòng, vui lòng khách hàng”…., khi ấy thương hiệu đặc biệt quan tâm đến nhu cầu, mong muốn của khách hàng… Hoạt động kinh doanh và vận hành của thương hiệu có thể chỉ xoay quanh việc thỏa mãn những nhu cầu thức thời, và cho rằng “Đối với khách hàng… như vậy là đủ” ; “Khách hàng, họ chỉ cần vậy…”… (2) Coi khách hàng là trọng tâm, có nghĩ là “lấy khách hàng làm trọng” … đặt lợi ích và giá trị dành cho khách hàng làm ưu tiên cho mọi quyết định kinh doanh, vận hành… Với tư duy cho rằng “Khách hàng xứng đáng được nhiều hơn thế….” ; “Cuộc sống và trải nghiệm tiêu dùng của họ có thể được tốt hơn thế…”…Đây vừa là nguồn cảm hứng, cũng vừa là động lực để phát triển cho thương hiệu, cũng là cơ hội để người tiêu dùng và xã hội có được nhiều ý nghĩa và giá trị hơn trong trải nghiệm tiêu dùng của mình.
2/ Chú trọng “Đặc biệt, tinh hoa” hơn là “khác biệt hóa”
Lý thuyết thương hiệu truyền thống thường đề cao vai trò của “khác biệt hóa”. Tuy nhiên, quá ảo tưởng về sự “khác biệt hóa” có thể khiến các thương hiệu sa đà vào việc tạo ra những lợi ích nông cạn, hời hợt, phù phiếm, vô nghĩa và dễ bắt chước. Thương hiệu không thể tăng trưởng bền vững trên những lợi thế khác biệt này, thêm vào đó, con người và thị trường có thể chịu tổn hại bởi sự nhiễu loạn và bối rối trong lựa chọn và tiêu dùng. Thay vì đó, các thương hiệu có thể chú trọng đến theo đuổi “sự đặc biệt”; “tính đặc sắc” mang tính “tinh hoa” trong lĩnh vực của mình. Theo đó, thương hiệu có thể phát triển theo chiều sâu, vươn tới những đỉnh cao mới bằng sự chuyên tâm, nỗ lực bền bỉ và tinh thần cống hiến. Từ đó sẽ tạo ra những tiến bộ chung cho ngành, phục vụ tốt hơn cho đời sống con người. 3/ Những ảo tưởng về sức mạnh của  “Truyền thông quảng cáo” và ảnh hưởng của các công cụ tiếp thị
Không ai phủ nhận sức mạnh của các công cụ truyền thông quảng cáo và ảnh hưởng của các công cụ tiếp thị đến nhận thức, hành vi và quan điểm của con người. Tuy nhiên, cần phân định rõ ràng mục đích sử dụng là “Thao túng tâm lý” hay “Giáo dục, định hướng tiêu dùng”; “Thông tin và Thuyết phục khách hàng”; “Hỗ trợ việc ra quyết định mua hàng…”. Một thương hiệu hướng đến phát triển và tăng trưởng là thương hiệu mang tư duy “cùng phát triển”, “cùng tăng trưởng”, “cùng tiến bộ”…. Nếu chúng ta dùng các công cụ, chiến thuật “thao túng tâm lý” để khiến khách hàng ra những quyết định sai lầm, không có giá trị và lợi ích thiết thực cho họ… Thì trong dài hạn, khách hàng sẽ dần mất niềm tin, thờ ơ và thiếu gắn kết… Trái lại, nếu chúng ta sử dụng các công cụ “truyền thông,quảng cáo, tiếp thị” như là đòn bẩy để giúp đỡ khách hàng có một cuộc sống tốt đẹp hơn thông qua các quyết định mua sắm và tiêu dùng đúng đắn, thì trong tương lai, sự gắn kết, tương tác và tình yêu dành cho thương hiệu sẽ trở thành vũ khí lợi hại mà không thương hiệu cạnh tranh nào khác có thể tranh chấp, hoặc chiếm cứ được.
4/ Không chỉ CRM, mà cần phải chăm sóc mối quan hệ giữa thương hiệu và khách hàng (CBR)
Các công cụ CRM đã trở nên phổ biến và dễ tiếp cận hơn bao giờ hết nhờ vào các nền tảng số và các ứng dụng công nghệ thông minh hiệu quả. Tuy nhiên, khi một việc đã trở lên dễ dàng, thì cũng là lúc chúng ta cần nâng cấp. Nhiệm vụ của chăm sóc khách hàng không chỉ là giữ chân khách hàng và quản trị lòng trung thành của họ. Chăm sóc khách hàng là gây dựng và tạo mối quan hệ tốt đẹp với họ, theo đó lợi ích và giá trị cho cả đôi bên đều có thể tăng trưởng dần đều. Khi ấy, mối quan hệ giữa khách hàng và thương hiệu không còn thuần túy là mối quan hệ giao dịch, trao đổi lợi ích và giá trị, mà trở thành mối quan hệ “đồng sáng tạo giá trị” để cùng tăng trưởng, và cùng hưởng thụ thành quả của sự tăng trưởng.
Cảm ơn Anlpha Books đã mang cuốn sách khoa học đến gần hơn với anh/chị/em làm nghề. Đúng như Byron Sharp đã nói: “Khoa học có nhiều tiềm năng để cải thiện hiệu quả tiếp thị. Cũng như trong các ngành nghề khác, những tiến bộ sẽ đến từ sự phát triển và áp dụng các quy luật khoa học được thiết lập vững chắc (những khái quát thực nghiệm). Sách “How brand grows” nguyên gốc đã được xuất bản từ năm 2010, cho đến nay vẫn còn nguyên giá trị cho những người đang trăn trở tìm ra những “con đường tăng trưởng thương hiệu” cho doanh nghiệp và tổ chức của mình.
Tôi tin ai cũng sẽ tìm cho mình được những tư duy mới và bài học hữu ích từ bộ sách này!

CÁC BÀI VIẾT KHÁC CÙNG CHUYÊN ĐỀ

“Khủng hoảng không bắt đầu từ truyền thông”
“Khủng hoảng không bắt đầu từ truyền thông”
Trong bối cảnh thông tin đa chiều, người tiêu dùng ngày càng trở lên thông minh, một chiến lược kinh doanh ngắn hạn dựa trên những sản phẩm chất lượng kém, phương thức bán hàng và tiếp thị thiếu lành mạnh, truyền thông mập mờ, thiếu minh bạch, thái độ và hành xử thiếu tôn trọng khách hàng và công chúng…. chính là nguồn gốc dễ thấy của khủng hoảng truyền thông
Brand purpose: Sứ mệnh thương hiệu
Brand purpose: Sứ mệnh thương hiệu
Sứ mệnh thương hiệu là lý do chính cho sự tồn tại của một thương hiệu. “Purpose driven brand” là thương hiệu được sinh ra với mục đích rõ ràng, mục đích đó chính là kim chỉ nam để định hướng các lựa chọn chiến lược giữ cho thương hiệu kiên định và son sắt với lý tưởng ban đầu. Sản phẩm có thể thay đổi, lời hứa thương hiệu có thể thay đổi, giá trị thương hiệu có thể thay đổi … nhưng sứ mệnh thương hiệu sẽ trường tồn.
Thương hiệu ý nghĩa: Kết nối với người tiêu dùng trong thế giới thương mại mới
Thương hiệu ý nghĩa: Kết nối với người tiêu dùng trong thế giới thương mại mới
Thế giới thương mại mới với sư xấm lấn của thương mại điện tử, mối quan hệ giữa thương hiệu và người tiêu dùng trở nên mong manh… Ngoài việc quản trị hành trình khách hàng, trải nghiệm khách hàng, các thương hiệu cần quản trị các kết nối sâu sắc hơn với người tiêu dùng dựa trên những giá trị có ý nghĩa sâu sắc với họ.