#1: Phía sau mỗi sản phẩm, phía sau một tổ chức, phía sau một thương hiệu là những con người tài năng, tâm huyết và chú tâm. Và phía sau những con người ấy là công tác/con người HR, và phía sau đấy nữa là HR mindset.
#2. HR mindset là gì? Là hiểu đúng vai trò của HR, không chỉ là tính lương, trả thưởng, chấm công, quản lý lao động…. Với HR mindset, người làm HR cần đóng đủ 4 vai trò: strategic partner, change agent, employee champion, administration expert… Tự reflect về bản thân em nhận thấy, bản thân các CEO, ng quản lý doanh nghiệp, đặc biệt công ty khởi nghiệp, doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp gia đình … chúng ta chính là người đang đảm nhiệm vai trò 1,2,3… thấm nhuần HR mindset là rất quan trọng để ta có thể leverage các vai trò này trong công tác chiến lược và quản trị của mình.
#3. Doanh nghiệp, dù loại hình hay quy mô nào, thì cũng thuộc về 1 trong 4 giai đoạn của chu kỳ phát triển. (1)Sinh tồn ; (2) Phát triển; (3) Trưởng thành; (4) Hậu trưởng thành… Mỗi giai đoạn một bối cảnh kinh doanh và quản trị khác nhau, nên công tác nhân sự cũng ưu tiên chức năng khác nhau. Ví như ở giai đoạn sinh tồn, các công tác hành chính nhân sự có thể chưa được chú tâm, thay vào đó là những ưu tiên thúc đẩy năng lực tiềm năng của nhân sự. Tôn trọng tự do và sáng tạo cá nhân, thúc đẩy tình cảm và sự cảm thông kiểu “anh em một nhà”, làm việc và cống hiến dựa theo giá trị nâng đỡ và yêu thương. Nhưng khi vào đến giai đoạn phát triển, việc nhiều lên, tiềm năng cơ hội mở ra…đội ngũ tăng lên cùng với áp lực và sự phức tạp … Chuẩn hoá, quản trị sự thay đổi và tối ưu năng lực của từng nhân sự ở từng vị trí là cần thiết… Ở giai đoạn trưởng thành ưu tiên có thể là tăng trải nghiệm nhân viên và tối ưu hiệu quả kinh doanh, ở giai đoạn hậu trưởng thành là câu chuyện của tái cấu trúc, đổi mới và chuyển đổi. Hay lắm luôn!!! Hiểu được bức tranh toàn cảnh, chúng ta tự tin để “focus on what matters”.
#4. Trọng tâm của công tác nhân sự là “grow people”, trọng tâm của hoạt động kinh doanh là “grow business” - mà “business growth “ thì phụ thuộc 101% vào “people growth”. Vì thế người làm kinh doanh nhất định phải có HR mindset, người làm nhân sự không thể ngó lơ Business mindset.
#5. Là một doanh nghiệp khởi nghiệp. Không có được chức năng HR hoàn chỉnh, nguồn lực hạn chế, thì làm sao để “grow people”?. 3 trụ cột quan trọng : (1) một sứ mệnh/tầm nhìn kinh doanh giá trị và ý nghĩa để ai cũng muốn mình là một phần trong đó; (2) Cơ hội học tập, phát triền , sáng tạo của bản thân người làm việc tại chính chức năng/nhiệm vụ công việc của họ; (3) Bản thân người lãnh đạo, quản lý là những công tâm, công bằng và luôn ưu tiên well being của con người. Với 3 trụ cột quan trọng này, chúng ta có thể gắn kết và thúc đẩy nhân viên.
CÁC BÀI VIẾT KHÁC CÙNG CHUYÊN ĐỀ
Vốn “khởi nghiệp”!!!Khởi nghiệp với “Hai bàn tay trắng” có thể là câu chuyện truyền cảm hứng cho hàng triệu người khắp nơi trên thế giới, nhưng có thể là ảo tưởng sai lầm rằng chúng ta có thể khởi nghiệp thành công khi chúng ta thực sự không có gì !!! Trên hành trình khởi nghiệp với Kafela Coffee, mình nhận thấy vốn khởi nghiệp bao gồm nhiều yếu tố lắm, mà yếu tố nào cũng có thể là lợi thế hoặc rào cản mạnh mẽ, tuỳ theo cách chúng ta đầu tư vào công tác quản lý vốn.
Business Model CanvasAlexander Osterwalder, the founder of Strategyzer.com, in 2008, introduced perhaps the most comprehensive template for business models, called the Business Model Canvas (BMC).
Thách thức & Chìa khóa để doanh nghiệp vươn tầm thế giớiDoanh nhân toàn cầu trước hết là người có tinh thần khởi nghiệp, tinh thần đổi mới, là người linh hoạt, thích ứng nhanh và sẵn sàng đối diện với các thách thức kinh doanh phức tạp, khó lường và luôn đau đáu với tư duy tăng trưởng.