chuyên đề

Thách thức & Chìa khóa để doanh nghiệp vươn tầm thế giới

14/02/2024    admin   Khởi nghiệp


Tầm nhìn “Toàn cầu”:  Không cố gắng “khởi nghiệp toàn cầu”, nhưng cần tư duy “Thị trường phi nội địa”: Tầm nhìn toàn cầu đúng đắn chính là “không thể tiếp cận khách hàng toàn cầu cùng một lúc”, thay vì đó lựa chọn thông minh một “thị trường ban đầu” – có thể là thị trường bản địa, hoặc không – để có thể tạo động lực thâm nhập vào các thị trường mới. Theo tư duy này, thị trường ban đầu, nơi một doanh nghiệp khởi nghiệp hoặc nỗ lực tăng trưởng quy mô có thể không phải là thị trường nội địa, tránh tư duy thông thường chia cơ hội kinh doanh thành “nội địa” và “quốc tế” – thường sẽ dẫn đến trạng thái so sánh và đối kháng có thể trở thành rào cản cho hành trình “nội địa hóa” tại các thị trường quốc tế trong tương lai.

Công ty toàn cầu “Chiến lược toàn cầu dựa trên phương thức địa phương” Các công ty toàn cầu tư duy toàn cầu nay từ đầu, có thể được gọi là “toàn cầu bẩm sinh” với các khía cạnh của doanh nghiệp như sản phẩm, đội nhóm, văn hóa và hoạt động được phát triển theo hướng có thể linh hoạt thích ứng với nhiều thị trường. Tầm nhìn toàn cầu, nhìn xa trông rộng, định hướng doanh nghiệp chủ trương phát triển những khái niệm sản phẩm và dịch vụ có thể tùy chỉnh và nội địa hóa để trở nên hấp dẫn với khách hàng tại những quốc gia khác nhau. Các công ty toàn cầu xây dựng đội nhóm không dựa theo vị trí địa lý, mà đặt ưu tiên hàng đầu vào năng lực làm việc và sự phù hợp về văn hóa. Trong hoạt động, các công ty toàn cầu luôn tìm kiếm sự cân bằng giữa , làm mọi thứ theo “phương thức địa phương” – ưu tiên nội địa hóa doanh nghiệp để phù hợp với thị trường địa phương, trong khi vẫn trung thành với các nguyên tắc của công ty.

Doanh nhân toàn cầu “Sự nghiệp toàn cầu theo tiếng gọi cá nhân”: Doanh nhân toàn cầu trước hết là người có tinh thần khởi nghiệp, tinh thần đổi mới, là người linh hoạt, thích ứng nhanh và sẵn sàng đối diện với các thách thức kinh doanh phức tạp, khó lường và luôn đau đáu với tư duy tăng trưởng. Ngoài ra, doanh nhân toàn cầu cần có tư duy và độ nhạy về văn hóa để có thể khám phá và theo đuổi tiềm năng kinh doanh từ hoạt động nội địa hóa doanh nghiệp cho một thị trường mới. Các doanh nhân toàn cầu được thúc đẩy và dẫn dẵn bởi mong muốn tìm hiểu và trải nghiệm đa văn hóa, mong muốn được bước ra ngoài vùng an toàn để khai phá những vùng đất mới, khao khát phát triển và phổ cập những ý tưởng/mô hình kinh doanh tốt đẹp … Do đó, doanh nhân toàn cầu thường là những người nhạy bén với các cơ hội, sẵn sàng chấp nhận rủi ro, có sự tò mò và nhạy cảm với văn hóa, có tinh thần gây dựng và mong muốn cống hiến…

Tăng trưởng toàn cầu: Sức mạnh của “tập trung nguồn lực” và “quyền tự chủ”: Thiếu nguồn lực và sự tập trung chính trong thời gian đủ dài chính là nguyên nhân chính dẫn đến thất bại trong tăng trưởng quốc tế. Để tăng trưởng thành công, một mặt các công ty cần tập trung nguồn lực, bao gồm sự thống nhất trong điều hành, sự tập hợp nhiều nguồn lực về tài chính, nhân lực, quan hệ đối tác… Mặc khác, các công ty toàn cầu cần chú trọng sự tin tưởng và quyền tự chủ dành cho địa phương, lực lượng này có thể tìm ra những con đường riêng và tùy chỉnh phù hợp với bối cảnh thì trường địa phương. Sự cân bằng giữa tuân thủ các giá trị cốt lõi và định hướng chung của doanh nghiệp và không đánh giá thấp năng lực địa phương chính là chìa khóa để làm tăng khả năng mở rộng quy mô thành công ở thị trường mới.

Phương pháp Agile cho tăng trưởng toàn cầu “Dùng tiếp cận đơn giản để giải quyết sự phức tạp”: Thị trường toàn cầu thực sự rất rộng lớn và đa dạng, không dễ dàng gì một công ty toàn cầu có thể tìm ra bí quyết thành công trên từng thị trường đơn lẻ, cũng như mở rộng quy mô trên nhiều thị trường. Sự linh hoạt là vũ khí bí mật của các công ty toàn cầu mọi quy mô, ở các giai đoạn khác nhau. Agile được coi là phương pháp tinh gọn, không đòi hỏi một sản phẩm được phát triển hoàn thiện hay một kế hoạch trọn vẹn cứng nhắc. Thay vào đó, phương pháp Agile cho phép sự thay đổi, thích ứng tùy thuận theo hoàn cảnh của từng thị trường. Từ các kế hoạch linh hoạt, thử nghiệm táo bạo với tiếp cận”khả thi tối thiểu”,  phương pháp Agile được đồng thời ở cấp trụ sợ chính và nhóm địa phương. Đây chính là nền tảng giúp công ty toàn cầu thích ứng và giải quyết sự phức tạp ở quy mô toàn cầu, vừa đạt được sự phù hợp giữa công ty với thị trường và tính hiệu quả theo quy mô nhờ liên tục cải tiến kế hoạch tăng trưởng. Vòng lặp phản hồi hiệu quả giữa trung ương và địa phương sẽ truyền đạt những bài học và kinh nghiệp then chốt từ từng thị trường mới đến trụ sở chính, đồng thời liên tục nhóm địa phương có thể tiếp nhận thường xuyên sự định hướng, nguồn lực và sự cộng hưởng từ những giá trị cốt lõi từ trụ sở chính.

Văn hóa “Quản trị xung đột văn hóa bằng cân bằng văn hóa”: Trong khi quản trị né tránh hoặc quản trị xung đột văn hóa được coi là đề tài trọng tâm trong nhiều tư duy toàn cầu hóa, thì “cân bằng văn hóa” chính là mục tiêu hàng đầu của công ty toàn cầu, và việc tạo ra văn hóa doanh nghiệp phù hợp với văn hóa địa phương chính là chiến lược để tránh xung đột văn hóa. Các công ty toàn cầu có thể chủ động tạo dựng và duy trì những giá trị cốt lõi mang tính phổ quát, tạo ra sự bình đẳng về cảm nhận và trải nghiệm trên phạm vi toàn cầu, xuyên biên giới. Tư duy agile chính là hậu thuẫn chắc chắn cho sự cân bằng hợp lý giữa văn hóa doanh nghiệp và văn hóa địa phương, theo đó các giá trị cốt lõi của công ty có thể trở thành cầu nối giữa văn hóa doanh nghiệp và văn hóa địa phương.  Sự cân bằng văn hóa này có thể thác thức bất kỳ tâm lý đối khác nào, giúp thể thu hút nhóm tài năng phù hợp, đồng thời kết nối với khách hàng địa phương khi họ có chung những giá trị cốt lõi với doanh nghiệp.

Nguồn lực con người “Tư duy trọng tâm và hiểu biết nhất quán, nhưng làm việc phân tán và đa dạng”: Các công ty toàn cầu tập trung vào khía cạnh con người trong văn hóa doanh nghiệp, phát triển sản phẩm cũng như mô hình hoạt động. Các giá trị căn bản vượt trên cả các ranh giới văn hóa thuần túy (như tập quán địa phương, hệ giá trị văn hóa quốc gia….) hướng đến giá trị nhân văn sâu sắc và những giải pháp bao trùm cải thiện đời sống xã hội, cộng đồng thành những giá trị phổ quát tạo ra sức hấp dẫn và ảnh hưởng toàn cầu. Văn hóa và các giá trị cốt lõi của doanh nghiệp toàn cầu chính là sợi dây liên kết chủ đạo trong hệ thống quản trị con người của các công ty toàn cầu. Tuy nhiên, để khuyến khích các sắc thái địa phương và quyền tự chủ nội địa hóa, các công ty toàn cầu đề cao tính độc đáo của các địa phương và tôn trọng quyền quyết định của một đội ngũ đa dạng.

Ở cấp độ thực thi, doanh nghiệp định hướng phát triển toàn cầu cần xem xét kỹ lưỡng chi phí nội địa hóa cho từng thị trường mới, thiết lập khung nội địa hóa mô hình kinh doanh (BMLC), xây dựng nhóm nguồn lực nội địa hóa và áp dụng mô hình quản lý công ty toàn cầu (GCM).

Nguồn tham khảo: Sách Global Class - Doanh Nghiệp Vươn Tầm Thế Giới - Aaron McDaniel, Klaus Wehage


CÁC BÀI VIẾT KHÁC CÙNG CHUYÊN ĐỀ

Vốn “khởi nghiệp”!!!
Vốn “khởi nghiệp”!!!
Khởi nghiệp với “Hai bàn tay trắng” có thể là câu chuyện truyền cảm hứng cho hàng triệu người khắp nơi trên thế giới, nhưng có thể là ảo tưởng sai lầm rằng chúng ta có thể khởi nghiệp thành công khi chúng ta thực sự không có gì !!! Trên hành trình khởi nghiệp với Kafela Coffee, mình nhận thấy vốn khởi nghiệp bao gồm nhiều yếu tố lắm, mà yếu tố nào cũng có thể là lợi thế hoặc rào cản mạnh mẽ, tuỳ theo cách chúng ta đầu tư vào công tác quản lý vốn.
MindfulHR mindset!!!
MindfulHR mindset!!!
Phía sau mỗi sản phẩm, phía sau một tổ chức, phía sau một thương hiệu là những con người tài năng, tâm huyết và chú tâm. Và phía sau những con người ấy là công tác/con người HR, và phía sau đấy nữa là HR mindset.
Business Model Canvas
Business Model Canvas
Alexander Osterwalder, the founder of Strategyzer.com, in 2008, introduced perhaps the most comprehensive template for business models, called the Business Model Canvas (BMC).