chuyên đề

Biểu đồ xương cá (Fishbone Diagram)

22/05/2022    admin   Phát triển tư duy

Biểu đồ xương cá (Fish bone) là gì?

Biểu đồ xương cá (Ishikawa diagram, Fishbone diagram) được sử dụng lần đầu tiên vào những thập niên 1960 do Ishikawa Kaoru thực hiện tại nhà máy đóng tàu Kawasaki. Bên cạnh Flowchart, Pareto chart, Flowchart, Scatter diagram, đây là một trong các công cụ để quản lý chất lượng. Biểu đồ này thể thể hiện mối liên hệ giữa các nhóm nguyên nhân tác động hay ảnh hưởng trực tiếp đến vấn đề. Biểu đồ xương cá có thể ứng dụng trong đa dạng các nhu cầu: sản xuất, dịch vụ, cải tiến chất lượng, giải quyết vấn đề, v.v…

Các yếu tố của biểu đồ xương cá và cách thực hiện

Tại biểu đồ này, chúng ta cần phân tích theo các nhóm nguyên nhân chính:

  • Con người – manpower
  • Máy móc thiết bị – machine
  • Nguyên vật liệu – material
  • Phương pháp làm việc – method
  • Tài chính, môi trường

Dưới đây là các bước thực hiện phân tích theo biểu đồ này:

  • Bên phải trang giấy là các “Vấn đề”
  • Bên trái trang giấy là khung xương cá, thể hiện các “nguyên nhân chính”
  • Phát triển thêm các nhóm nguyên nhân chính bên cạnh 4 nhóm nguyên nhân gốc để tạo
    thành các biểu đồ khác.
  • Trên mỗi nhánh nguyên nhân chính sẽ có các nhánh nhỏ hơn, là nguyên nhân phụ, cùng
    tác động đến nguyên nhân chính.
  • Liên tục đặt câu hỏi: “Vì sao vấn đề này lại xảy ra?” cho đến khi không còn câu trả lời nào
    khác cho nguyên nhân của vấn đề. Sử dụng với công cụ “5 câu hỏi tại sao – 5 Whys” để
    thu thập thêm thông tin và xác định các vấn đề còn tiềm ẩn.

Một vài lưu ý

Đây là một công cụ tốt để tìm ra các nguyên nhân của vấn đề. Tuy nhiên, nếu vấn đề quá phức tạp, biểu đồ thể hiện sẽ rất rối. Chưa kể, nếu xác định không tốt, người thực hiện sẽ nhầm lẫn giữa nguyên nhân và kết quả của vấn đề. Bên cạnh đó, công cụ này dựa trên các nhận định cá nhân hơn là các bằng chứng. Do đó, nhà quản lý cần kết hợp thêm các công cụ 5 Whys để tối ưu việc xác định nguyên nhân chính.

Kết luận

Biểu đồ xương cá là một công cụ được sử dụng phổ biến để xác đinh nguyên nhân vấn đề và quản lý chất lượng. Để có thể mang lại hiệu quả tối ưu, nhà tối ưu cần kết hợp thêm các công cụ khác để mang lại hiệu quả tốt nhất.

Nguồn: https://thinkingschool.vn/bieu-do-xuong-ca/


CÁC BÀI VIẾT KHÁC CÙNG CHUYÊN ĐỀ

9 kỹ thuật sáng tạo
9 kỹ thuật sáng tạo
Các công cụ động não cực kỳ hữu ích cho các dự án sáng tạo. Bài viết này tổng hợp và giải thích các kỹ thuật sáng tạo phổ biến mà bạn có thể dễ dàng sử dụng.
Systems thinking: What, Why, When, Where, and How
Systems thinking: What, Why, When, Where, and How
The discipline of systems thinking is more than just a collection of tools and methods – it’s also an underlying philosophy. Many beginners are attracted to the tools, such as causal loop diagrams and management flight simulators, in hopes that these tools will help them deal with persistent business problems.
Phương pháp tư duy sáu chiếc mũ (Six Thinking Hats)
Phương pháp tư duy sáu chiếc mũ (Six Thinking Hats)
Năm 1985, Edward De Bono đã xuất bản quyển sách “Six Thinking Hats” (6 chiếc mũ tư duy) đưa ra một phương pháp tư duy mới mẻ, dùng trong thảo luận và bàn bạc. Phương pháp này đã nhanh chóng trở nên phổ biến nhờ khả năng tiết kiệm thời gian và đem lại hiệu quả rõ rệt cho người dùng.