chuyên đề

2 chiến lược giá cho sản phẩm mới trong Marketing

28/12/2024    admin   Chiến lược Marketing
2 CHIẾN LƯỢC GIÁ CHO SẢN PHẨM MỚI TRONG 𝗠𝗔𝗥𝗞𝗘𝗧𝗜𝗡𝗚

Price là một trong 4 chữ P trong chiến lược Marketing Mix 4Ps. Giá luôn là yếu tố nhạy cảm, luôn được người tiêu dùng quan tâm, một chiến lược giá tốt - tương xứng với chất lược sản phẩm và phù hợp với thời cơ thị trường sẽ đem lại sức mua lớn. Có 2 chiến lược giá doanh nghiệp thương cân nhắc lựa chọn khi ra mắt sản phẩm mới trên thị trường, đó là: 

🔻𝗦𝗸𝗶𝗺𝗺𝗶𝗻𝗴 𝗽𝗿𝗶𝗰𝗲 - Giá hớt ngọn/ hớt váng

Với chiến lược giá này, các doanh nghiệp đặt giá sản phẩm của mình ở mức cao nhất có thể, cho những đoạn thị trường người mua sẵn sàng chấp nhận sản phẩm mới đó. Để đưa ra mức giá cao như vậy, thì sản phẩm và thị trường cần có các đặc điểm:
🔸Sản phẩm hoàn toàn mới với thị trường, có hàm lượng công nghệ cao, kết cấu phức tạp, khó bắt chước, doanh nghiệp khống chế bằng phát minh sáng chế, bí quyết kỹ thuật.  
🔸Chi phí trên mỗi đơn vị khi phải sản xuất với khối lượng nhỏ không quá cao .
🔸Thị trường ít có sự nhạy cảm về giá.  
🔸Giá cao lúc đầu không nhanh chóng thu hút thêm đối thủ cạnh tranh và giá cao góp phần tạo nên hình ảnh về sản phẩm chất lượng cao. 


🔻𝗣𝗲𝗻𝗲𝘁𝗿𝗮𝘁𝗶𝗼𝗻 𝗽𝗿𝗶𝗰𝗶𝗻𝗴 - Giá thâm nhập/ tấn công

Trái ngược với chiến lược giá hớt váng, đối với chiến lược giá thâm nhập, doanh nghiệp ấn định mức giá bán sản phẩm mới thấp nhằm theo đuổi mục tiêu “giành được thị phần” lớn và lợi nhuận trong dài hạn. Đó là khi sản phẩm và thị trường mang các đặc điểm:
🔸Sản phẩm có kết cấu đơn giản, dễ bắt chước  
🔸Xuất hiện “lợi thế quy mô”: tăng quy mô sản xuất sẽ làm giảm chi phí về sản xuất và phân phối.  
🔸Thị trường nhạy cảm về giá, giá thấp có sức hút khách hàng với số lượng lớn.
🔸Giá thấp không thu hút đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn.

CÁC BÀI VIẾT KHÁC CÙNG CHUYÊN ĐỀ

5 Quan điểm quản trị Marketing
5 Quan điểm quản trị Marketing
Quản trị 𝗠𝗮𝗿𝗸𝗲𝘁𝗶𝗻𝗴 là quá trình phân tích thị trường, từ đó hoạch định, thực hiện các phương án tiếp thị được cho là có khả năng sinh lời cho doanh nghiệp. Dưới đây là 5 quan điểm quản trị 𝗠𝗮𝗿𝗸𝗲𝘁𝗶𝗻𝗴 mọi Marketers cần biết:
Customer Centric - Marketing lấy khách hàng làm trung tâm
Customer Centric - Marketing lấy khách hàng làm trung tâm
Chiến lược marketing lấy khách hàng làm trọng tâm (customer - centric marketing) là một kế hoạch tối ưu hóa mối quan hệ giữa doanh nghiệp và khách hàng bằng cách tập trung vào khách hàng và nhu cầu của họ.
5 Trụ cột Chiến lược Marketing
5 Trụ cột Chiến lược Marketing
Mô hình Chiến lược Marketing STP (Phân khúc, Nhắm mục tiêu, Định vị) là một cách tiếp cận chiến lược quen thuộc trong tiếp thị hiện đại. Đây là một trong những mô hình chiến lược Marketing kinh điển tập trung vào thấu hiểu thị trường, lựa chọn phân cúng thị trường mục tiêu có hiệu quả và tiềm năng nhất cho doanh nghiệp, sau đó phát triển chiến lược định vị thị trường hiệu quả cho từng phân khúc.