chuyên đề

Những thay đổi quan trọng trong thực tiễn tiếp thị và kinh doanh

16/02/2024    admin   Chiến lược Marketing

Những thay đổi quan trọng trong thực tiễn tiếp thị và kinh doanh

Những thay đổi quan trọng trong môi trường vĩ mô tiếp thị, chẳng hạn như toàn cầu hóa, bãi bỏ quy định, phân mảnh thị trường, trao quyền cho người tiêu dùng và mối quan tâm về các vấn đề môi trường cũng những phát triển đột phá về máy tính, phần mềm, Internet và điện thoại di động, thế giới chắc chắn đã khiến cho môi trường và thị trường kinh doanh trở thành phức tạp, khó đoán và nhiều biến động với các nhà tiếp thị.

Những thay đổi quan trọng trong thực tiễn tiếp thị và kinh doanh đang diễn ra bao gồm:
  1. Tái cấu trúc (Reengineering) Chỉ định các nhóm để quản lý các quy trình xây dựng giá trị khách hàng và phá bỏ rào cản giữa các phòng ban
  2. Mua/thuê ngoài (Outsourcing) Mua thêm hàng hóa, dịch vụ từ các nhà cung cấp trong và ngoài nước
  3. Theo đuổi các chuẩn mực (Benchmarking) Nghiên cứu “các công ty thực hành tốt nhất” để cải thiện hiệu suất
  4. Hợp tác với nhà cung cấp (Supplier partnering) Hợp tác với ít nhà cung cấp hơn nhưng có giá trị gia tăng tốt hơn
  5. Hợp tác với khách hàng (Customer partnering) Hợp tác chặt chẽ hơn với khách hàng để tăng thêm giá trị cho hoạt động của họ
  6. Sáp nhập (Merging) Mua lại hoặc sáp nhập với các công ty trong cùng ngành hoặc các ngành bổ sung để đạt được lợi thế kinh tế theo quy mô và phạm vi
  7. Toàn cầu hóa (Globalizing). Tăng cường nỗ lực “tư duy toàn cầu” và “hành động địa phương”
  8. Làm phẳng ( Flattening)  Giảm số lượng cấp tổ chức để gần gũi hơn với khách hàng
  9. Tập trung (Focusing) Xác định các doanh nghiệp và khách hàng có lợi nhất và tập trung vào họ
  10. Lý trí hơn (Justifying) Trở nên có trách nhiệm hơn bằng cách đo lường, phân tích và ghi lại tác động của các hoạt động tiếp thị
  11. Tăng tốc (Accelerating) Thiết kế tổ chức và thiết lập các quy trình để phản ứng nhanh hơn với những thay đổi của môi trường
  12. Trao quyền (Empowering) Khuyến khích và trao quyền cho nhân viên đưa ra nhiều ý tưởng hơn và chủ động hơn
  13. Mở rộng (Broadening) Đưa lợi ích của khách hàng, nhân viên, cổ đông và các bên liên quan khác vào hoạt động của doanh nghiệp
  14. Giám sát (Monitoring) Theo dõi những gì được nói trực tuyến và ở nơi khác, đồng thời nghiên cứu khách hàng, đối thủ cạnh tranh và những người khác để cải thiện hoạt động kinh doanh

Source: Kotler, P., & Keller, K. L. (2012). Marketing management 14e. New Jersey.

CÁC BÀI VIẾT KHÁC CÙNG CHUYÊN ĐỀ

Experential Marketing là làm gì?
Experential Marketing là làm gì?
Marketing dựa trên trải nghiệm của khách hàng có thể được hiểu là giành lấy tình cảm, sự lựa chọn của khách hàng bằng việc tạo ra trải nghiệm tuyệt vời cho họ. Vậy điều gì sẽ giúp tạo ra trải nghiệm tuyệt vời đó, cần tập trung vào 5 khía cạnh sau đây để làm được điều này:
CX Thinking. Thiết kế và quản trị trải nghiệm khách hàng!!!
CX Thinking. Thiết kế và quản trị trải nghiệm khách hàng!!!
Đảm bảo trải nghiệm khách hàng tuyệt vời đòi hỏi tư duy đa chức năng và văn hóa lấy khách hàng làm trung tâm. Không chỉ nhóm CX thúc đẩy trải nghiệm của khách hàng, cũng không chỉ là nhiệm vụ của tuyến đầu đối mặt với khách hàng. Nhìn sâu vào hành trình của khách hàng sẽ thấy rằng nhiều nhân viên, ngay cả những người sẽ không bao giờ gặp khách hàng, cũng ảnh hưởng đến hành trình đó.
5 Quan điểm quản trị Marketing
5 Quan điểm quản trị Marketing
Quản trị 𝗠𝗮𝗿𝗸𝗲𝘁𝗶𝗻𝗴 là quá trình phân tích thị trường, từ đó hoạch định, thực hiện các phương án tiếp thị được cho là có khả năng sinh lời cho doanh nghiệp. Dưới đây là 5 quan điểm quản trị 𝗠𝗮𝗿𝗸𝗲𝘁𝗶𝗻𝗴 mọi Marketers cần biết: