chuyên đề

Marketing Giáo dục - 3 Ưu tiên chiến lược

10/09/2023    admin   Marketing và Chiến lược Marketing
Marketing Giáo dục - 3 Ưu tiên chiến lược
- Năng lực lõi
- Năng lực tăng cường
- Tập trung giá trị khách hàng

Tru cột 1: Năng lực lõi, 
bao gồm Giảng viên, Phương pháp/Công cụ giảng dạy, Cấu trúc /nội dung trình, Lộ trình học tập… Đây là lợi thế cạnh tranh chính đạt cả 4 tiêu chí VRIO:

- Valuable(có giá trị): mang lại giá trị quan trọng cho cả brand và user. Sản phẩm giáo dục cần sự tương thích cao với nhu cầu và động cơ của người học nên chúng ta thường cân nhắc kỹ lưỡng khi lựa chọn (High involvement decision) - không thể thu hút và thuýet phục người học bằng những giá trị hời hợt, thiếu chiều sâu. Giá trị của một sản phẩm giáo dục được đồng sáng tạo giữa cả 2 bên: Dạy và Học. Nếu trải nghiệm học tập tạo ra giá trị đích thực cho người học, thì cả 2 bên đều hưởng lợi. Trường giỏi ắt sinh ra trò giỏi, trò giỏi ắt sẽ khẳng định trường giỏi.

-Rare (khan hiếm):  Năng lực chuyên sâu/chuyên gia đòi hỏi nỗ lực học tập, rèn luyện, trải nghiệm và kinh nghiệm tích luỹ trong thời gian dài. Thực sự, trong một xã hội mà “sự bắt chước”; “ưa dễ dãi”; “chuộng công thức thành công” như bây giờ…. Thì năng lực chuyên sâu quả là thứ khan hiếm. 

-Immitable (Không thể bắt chước): Năng lực chuyên sâu đòi hỏi tâm huyết, đó là sự tận tâm, tận lực, tình yêu và sự say mê … mà không ai có thể bắt chước của ai. Giá trị vô hình này chính là nguồn động lực thôi thúc mạnh mẽ và có ảnh hưởng thống lĩnh lên mọi quyết định và ưu tiên của vận hành, từ những việc nhỏ nhất. Không có hình mẫu hay mô thức nào để bắt chước, chỉ có thể cảm nhận và thấm nhuần… cần rất nhiều sự sự thấu cảm và chú tâm.

-Organized (Được ưu tiên vận dụng và khai thác tối đa): Năng lực này ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng hoạt động của brand (brand performance) và kết quả cho người học. Hiểu được điều này sẽ mang lại cho chúng ta sự tự tin trong các quyết sách điều hành. 
Tại một cơ sở giáo dục, không có điều gì quan trọng hơn là năng lực lõi về giáo dục và kết quả học tập có giá trị cho học viên. Nhất quán đề cao và ưu tiên các yếu tố này trong vận hành, truyền thông và định hướng phát triển trong tương lai chính là con đường hướng tới sự phát triển bền vững cho cả cơ sở giáo dục, người học và xã hội. 

Trụ cột 2: Công nghệ, đây chính là năng lực tăng cường, nền tảng và các công cụ online giờ đây đã trở nên phổ biến với đa dạng chức năng và ứng dụng có thể khiến cho việc dạy và học được thực hiện dễ dàng với hiệu quả vượt trội…Online learning là xu hướng tất yếu của tương lai khi mà chúng ta sẽ quen dần với việc học tập chủ động, có mục tiêu và cam kết…. Các tổ chức đào tạo có tầm nhìn xa sẽ dám đánh đổi một số cơ hội trong ngắn hạn để đầu tư chuẩn bị cho xu hướng này chắc chắn có lợi thế của thương hiệu dẫn đầu. 

Trụ cột 3: Tập trung giá trị cho khách hàng
Sản phẩm giáo dục là thứ không thể bán “vội vã”; “khiên cưỡng”, “dồn ép”, “chèo kéo”….Hiểu được điều gì thực sự có giá trị cho người học, truyền thông - tư vấn hỗ trợ họ lựa chọn đúng thứ phù hợp với mục tiêu và sở nguyện của mình, tháo gỡ được những rào cản tâm lý, nâng đỡ và hỗ trợ họ ra quyết định, quyết tâm và cam kết hiện thực các mục tiêu học tập … Người học nhận được những giá trị đích thực sẽ trở thành những người bảo chứng tốt nhất cho thương hiệu, trong thương hiệu giáo dục có hình ảnh người học, và danh tiếng, uy tín của thương hiệu giáo dục cũng là một phần của hình ảnh người học.

CÁC BÀI VIẾT KHÁC CÙNG CHUYÊN ĐỀ

Thấu hiểu khách hàng qua 6 khía cạnh!!!
Thấu hiểu khách hàng qua 6 khía cạnh!!!
Thấu hiểu khách hàng có lẽ là bài học nằm lòng của bất cứ ai làm kinh doanh. Thấu hiểu khách hàng là chìa khóa để đáp ứng họ, “delight” họ, yêu thương họ và tạo ra một cuộc sống tốt đẹp hơn cho họ. Tuy nhiên, hiểu thế nào cho đúng, hiểu bao nhiêu là đủ, hiểu ở mức độ nào, để phục vụ cho công việc gì, vẫn còn là điều mơ hồ với nhiều anh/chị/em làm kinh doanh,marketing, thương hiệu.
Xây dựng “cỗ máy insight”: Unilever đã khám phá những sự thật ngầm hiểu như thế nào?(Phần 1)
Xây dựng “cỗ máy insight”: Unilever đã khám phá những sự thật ngầm hiểu như thế nào?(Phần 1)
Sự khác biệt giữa thương hiệu chiến thắng hay thất bại nằm ở khả năng chuyển đổi dữ liệu thành insight về hành vi của người tiêu dùng, và chuyển những insight này thành chiến lược. Để làm được điều này đòi hỏi một hệ thống cải tiến có khả năng làm được điều mà chúng tôi gọi là “cỗ máy insight”.
Xây dựng “cỗ máy insight”: Unilever đã khám phá những sự thật ngầm hiểu như thế nào? (Phần 3)
Xây dựng “cỗ máy insight”: Unilever đã khám phá những sự thật ngầm hiểu như thế nào? (Phần 3)
7 yếu tố về vận hành hệ thống trong 2 bài viết trước đã góp phần làm nên bộ máy insight. Nhưng để hoàn thiện cỗ máy này, không thể không kể đến 3 nhân tố về Con người sẽ đề cập bên dưới.