chuyên đề

8 bước lập kế hoạch Marketing

23/07/2023    admin   Chiến lược Marketing

Bước 1: 𝗠𝗮𝗿𝗸𝗲𝘁 𝗿𝗲𝘀𝗲𝗮𝗿𝗰𝗵 - Nghiên cứu thị trường
Bắt đầu bằng việc mô tả thị trường, lập hồ sơ khách hàng và liệt kê các xu hướng chính của thị trường. Xác định thị trường mới nào mà doanh nghiệp của bạn có thể nhắm mục tiêu, quy mô thị trường ra sao, hệ thống phân phối, cạnh tranh, dự báo xu hướng,...

Bước 2: 𝗦𝘁𝗮𝘁𝗲 𝗯𝘂𝘀𝗶𝗻𝗲𝘀𝘀 𝗺𝗶𝘀𝘀𝗶𝗼𝗻 - Tuyên bố sứ mệnh của doanh nghiệp
Tuyên bố sứ mệnh mô tả ngắn gọn mục đích, mục tiêu và giá trị của một tổ chức. Việc nắm rõ sứ mệnh của doanh nghiệp sẽ là cơ sở để thực hiện mục tiêu Marketing. 

Bước 3: 𝗗𝗲𝘁𝗲𝗿𝗺𝗶𝗻𝗲 𝘁𝗵𝗲 𝗞𝗣𝗜𝘀 𝗳𝗼𝗿 𝘁𝗵𝗶𝘀 𝗺𝗶𝘀𝘀𝗶𝗼𝗻 - Xác định chỉ số đo lường hiệu suất
Kế hoạch Marketing cần xác định các chỉ số hiệu suất (KPI) để theo dõi tiến độ thực hiện. Mọi kế hoạch tốt đều mô tả cách bộ phận sẽ theo dõi tiến độ nhiệm vụ của mình. Để làm được điều đó, người làm Marketing cần xác định các chỉ số hiệu suất chính (KPI) để đo đường hiệu quả kế hoạch. 

Bước 4: 𝗜𝗱𝗲𝗻𝘁𝗶𝗳𝘆 𝘆𝗼𝘂𝗿 𝗯𝘂𝘆𝗲𝗿 𝗽𝗲𝗿𝘀𝗼𝗻𝗮𝘀 - Mô tả chân dung khách hàng
Khách hàng của doanh nghiệp là ai? Hãy mô tả họ dựa trên các yếu tố như: đặc điểm nhân khẩu học (giới tính, tuổi, nghề nghiệp, công việc,...); hành vi và sở thích; … Tiếp sau đó, cần đi sâu tìm hiểu Insights khách hàng: Nỗi đau của họ là gì, mong muốn, ý định như thế nào?...

Bước 5: 𝗗𝗲𝘀𝗰𝗿𝗶𝗯𝗲 𝘆𝗼𝘂𝗿 𝗰𝗼𝗻𝘁𝗲𝗻𝘁 𝗶𝗻𝗶𝘁𝗶𝗮𝘁𝗶𝘃𝗲𝘀 𝗮𝗻𝗱 𝘀𝘁𝗿𝗮𝘁𝗲𝗴𝗶𝗲𝘀 - Lên kế hoạch nội dung và hình thức thể hiện sáng tạo
Một kế hoạch nội dung sẽ bao gồm: Trụ cột nội dung chính (chủ đề chính), hình thức thế hiện (video, hình ảnh, infographic,..), tần suất thực hiện/đăng tải, thời hạn, kênh phân phối nội dung (Facebook, Twitter, Website,..). Các chỉ số xác định ở bước 2 sẽ giúp bạn theo dõi mức độ hiệu quả của nội dung thông qua  lượng truy cập miễn phí, trả phí, lượng truy cập mạng xã hội, lượng truy cập qua email... 

Bước 6: 𝗗𝗲𝗳𝗶𝗻𝗲 𝘆𝗼𝘂𝗿 𝗺𝗮𝗿𝗸𝗲𝘁𝗶𝗻𝗴 𝗯𝘂𝗱𝗴𝗲𝘁 - Xác định ngân sách
Các chi phí phát sinh cho một kế hoạch Marketing điển hình như: tiền tài trợ hay thuê nhân viên, chi phí chạy quảng cáo, chi phí làm khảo sát, chi phí in ấn,...Bản kế hoạch Marketing cần xác định các loại chi phí phát sinh và ước lượng số tiền doanh nghiệp phải đầu tư. 

Bước 7: 𝗢𝘂𝘁𝗹𝗶𝗻𝗲 𝘆𝗼𝘂𝗿 𝗽𝗹𝗮𝗻'𝘀 𝗰𝗼𝗻𝘁𝗿𝗶𝗯𝘂𝘁𝗼𝗿𝘀 𝗮𝗻𝗱 𝘁𝗵𝗲𝗶𝗿 𝗿𝗲𝘀𝗽𝗼𝗻𝘀𝗶𝗯𝗶𝗹𝗶𝘁𝗶𝗲𝘀 - Liệt kê các bên chịu trách nhiệm thực hiện kế hoạch. 
Với kế hoạch Marketing đã hoàn thiện, tiếp theo cần giải thích ai có nhiệm vụ gì, các bộ phận và trưởng nhóm nào phụ trách các loại nội dung, kênh, KPI cụ thể… 

Bước 8: 𝗥𝗲𝘃𝗶𝗲𝘄 𝘁𝗵𝗲 𝗽𝗹𝗮𝗻 - Đánh giá lại kế hoạch
Sau khi hoàn chỉnh sơ bộ bản kế hoạch, bạn cần thảo luận với các bên liên quan để xem xét lại và điều chỉnh nếu cần thiết.

CÁC BÀI VIẾT KHÁC CÙNG CHUYÊN ĐỀ

5 Quan điểm quản trị Marketing
5 Quan điểm quản trị Marketing
Quản trị 𝗠𝗮𝗿𝗸𝗲𝘁𝗶𝗻𝗴 là quá trình phân tích thị trường, từ đó hoạch định, thực hiện các phương án tiếp thị được cho là có khả năng sinh lời cho doanh nghiệp. Dưới đây là 5 quan điểm quản trị 𝗠𝗮𝗿𝗸𝗲𝘁𝗶𝗻𝗴 mọi Marketers cần biết:
5 Trụ cột Chiến lược Marketing
5 Trụ cột Chiến lược Marketing
Mô hình Chiến lược Marketing STP (Phân khúc, Nhắm mục tiêu, Định vị) là một cách tiếp cận chiến lược quen thuộc trong tiếp thị hiện đại. Đây là một trong những mô hình chiến lược Marketing kinh điển tập trung vào thấu hiểu thị trường, lựa chọn phân cúng thị trường mục tiêu có hiệu quả và tiềm năng nhất cho doanh nghiệp, sau đó phát triển chiến lược định vị thị trường hiệu quả cho từng phân khúc.
5 ưu tiên của Chiến lược Marketing tập trung khách hàng
5 ưu tiên của Chiến lược Marketing tập trung khách hàng
Các công ty lấy khách hàng làm trung tâm có lợi nhuận cao hơn 60% so với các công ty không tập trung vào khách hàng. Chiến lược marketing hướng vào khách hàng là một chiến lược tiếp thị giúp các công ty nhắm mục tiêu và đáp ứng nhu cầu của một nhóm khách hàng cụ thể, là trụ cột để thu hút khách hàng, giúp xây dựng thương hiệu mạnh, và tạo ra các mối quan hệ khách hàng thành công lâu dài.