chuyên đề

Mô hình tháp trung thành thương hiệu 𝗠𝗜𝗟𝗟𝗪𝗔𝗥𝗗 𝗕𝗥𝗢𝗪𝗡

23/07/2023    admin   Chiến lược Thương hiêu
Kim tự tháp thương hiệu - Brand Dynamics Pyramid minh họa 5 giai đoạn chính mà khách hàng trải qua khi họ phát triển mối quan hệ với thương hiệu, bắt đầu bằng nhận thức cơ bản và kết thúc bằng sự trung thành hoàn toàn. Dưới đây là cụ thể 5 cấp độ lòng trung thành của khách hàng: 

🔻𝗣𝗿𝗲𝘀𝗲𝗻𝗰𝗲 - Khách mua qua đường 
Thờ ơ, không lưu ý đến bất kỳ thương hiệu nào, thương hiệu nào có sẵn thì mua
Ở cấp độ này, khách hàng biết đến thương hiệu của bạn nhưng khả năng nhận diện còn thấp. Họ có thể đã dùng thử các sản phẩm và dịch vụ của bạn trước đây, nhưng họ có rất ít hoặc không có tình cảm gắn bó với chúng.

🔻𝗥𝗲𝗹𝗲𝘃𝗮𝗻𝗰𝗲 - Người mua quen
Hài lòng với thương hiệu hoặc ít ra là không ghét bỏ; khách hàng mua theo thói quen và tiếp tục mua nếu không có thương hiệu nào khác cạnh tranh. Ở cấp độ này, khách hàng bắt đầu suy nghĩ về việc liệu thương hiệu của bạn có đáp ứng mong muốn và nhu cầu của họ hay không. Họ bắt đầu so sánh giá thành sản phẩm của bạn với giá trị mà nó mang lại. Họ có thể bắt đầu tự hỏi mình những câu hỏi như:
🔸Thương hiệu này có phù hợp với nhu cầu của tôi không?
🔸Nó có nằm trong khung giá phù hợp với tôi không?
🔸Nó có đáng không?



 🔻𝗣𝗲𝗿𝗳𝗼𝗿𝗺𝗮𝗻𝗰𝗲 - Người mua quan tâm đến chi phí chuyển đổi 
Hài lòng với thương hiệu, tiếp tục mua vì nhận thấy chi phí chuyển đổi sang thương hiệu khác cao.
Tại đây, khách hàng bắt đầu so sánh thương hiệu của bạn với thương hiệu khác, để xem liệu thương hiệu đó có đáp ứng yêu cầu của họ và giá trị mà họ đang tìm kiếm hay không. Họ cũng bắt đầu liên kết thương hiệu của bạn với một bản sắc cụ thể và bắt đầu nhận ra nó thường xuyên hơn. Đến lúc này, sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn đã nằm trong “danh sách tầm ngắm” của khách hàng về các thương hiệu để lựa chọn.

🔻𝗔𝗱𝘃𝗮𝗻𝘁𝗮𝗴𝗲 - Người mua thân thiết 
Ưa thích thương hiệu do có cảm xúc tích cực với thương hiệu. Ở cấp độ này, khách hàng đã xác định rằng thương hiệu của bạn có một lợi thế khác biệt khi sử dụng so với những thương hiệu khác. Họ cũng bắt đầu liên kết nó với cảm xúc và bản sắc riêng của họ.

🔻𝗕𝗼𝗻𝗱𝗶𝗻𝗴 - Người mua hết lòng 
Tự hào vì đã sử dụng thương hiệu và tự giới thiệu với người khác một cách tích cực, vô tư.
Khách hàng đã thiết lập mối liên kết chặt chẽ với thương hiệu của bạn. Họ đã xác định rằng chi phí, lợi thế và hiệu suất của thương hiệu của bạn đều đáp ứng yêu cầu của họ. Từ đây, thương hiệu của bạn đã trở thành một phần không thể thiếu và giúp khách hàng khẳng định vị thế bản thân. Khách hàng ở cấp độ này cũng có khả năng là những người ủng hộ mạnh mẽ cho thương hiệu của bạn và chủ động ca ngợi thương hiệu của bạn với gia đình, xã hội và các mối quan hệ của họ.

CÁC BÀI VIẾT KHÁC CÙNG CHUYÊN ĐỀ

5 thành tố tài sản thương hiệu
5 thành tố tài sản thương hiệu
Tài sản thương hiệu là giá trị của một thương hiệu được đánh giá từ mức độ trung thành cao của khách hàng, sự nhận biết thương hiệu, chất lượng được cảm nhận, sự liên tưởng từ thương hiệu, sự trung thành của thương hiệu và các tài sản khác như bằng sáng chế, nhãn hiệu đã được chứng nhận.
Nghiên cứu thương hiệu
Nghiên cứu thương hiệu
Nghiên cứu thương hiệu rất hữu ích để hiểu nhu cầu của đối tượng mục tiêu, đánh giá sự liên kết với thương hiệu và xác định các cơ hội phát triển dựa trên thương hiệu. Việc sử dụng phương pháp nghiên cứu nào - nghiên cứu định vị thương hiệu, nghiên cứu mở rộng thương hiệu, nhận biết thương hiệu
Cách viết một đề xuất giá trị hấp dẫn
Cách viết một đề xuất giá trị hấp dẫn
Có rất nhiều điều có thể nói về một thương hiệu. Tuy nhiên, nếu chỉ có thể nói một điều thì đó nên là đề xuất giá trị của thương hiệu (brand value proposition) - vấn đề mà thương hiệu đang tập trung vào và năng lực giải quyết vấn đề đó của thương hiệu. Đây phải là thứ giúp thương hiệu có được một vị trí trong danh sách rút gọn của khách hàng tiềm năng. Nó cũng xác định mức độ ưu tiên của thương hiệu trong việc phục vụ thị trường.