chuyên đề

6C trong quan hệ công chúng

23/07/2023    admin   Chiến lược Truyền thông
𝗣𝘂𝗯𝗹𝗶𝗰 𝗿𝗲𝗹𝗮𝘁𝗶𝗼𝗻 (PR) - Quan hệ công chúng là các nỗ lực được hoạch định và duy trì liên tục nhằm thiết lập và củng cố uy tín và sự hiểu biết lẫn nhau giữa một tổ chức và công chúng. Theo nghĩa rộng hơn, quan hệ công chúng là các chương trình được xây dựng nhằm tăng cường hình ảnh của một doanh nghiệp hay thương hiệu của nó đối với cộng đồng.
Thông điệp của một hoạt động quan hệ công chúng cần đảm bảo 6 yếu tố cơ bản để có thể thống nhất với các hoạt động khác trong nỗ lực chung để xây dựng hình ảnh thương hiệu. 

🔻𝗖𝗿𝗲𝗱𝗶𝗯𝗶𝗹𝗶𝘁𝘆 - Uy tín của nguồn phát thông điệp
Một trong những cách thức để khẳng định mức độ uy tín của thông điệp là cân nhắc lựa chọn giữa các chuyên gia, KOLs, nhân vật hoạt hình, người bình thường…Việc lựa chọn này phụ thuộc đối tượng khách hàng mục tiêu.
Ví dụ: Vinamilk chọn nhân vật hoạt hình là bò sữa Vinamilk, P/S sử dụng tư vấn của các bác sĩ nha khoa…

🔻𝗖𝗼𝗻𝘁𝗲𝘅𝘁 - Phạm vi phân phối thông điệp cần phù hợp với mục đích đặt ra
Về phạm vi không gian, ví dụ như các sản phẩm thời trang cao cấp sẽ được quảng bá trưng bày ở các trung tâm thương mại thay vì tại các chợ truyền thống…
Về phạm vi thời gian, ví dụ như các chương trình giải trí thường được chiếu vào thời gian sau bữa tối hoặc cuối tuần,..

🔻𝗖𝗼𝗻𝘁𝗲𝗻𝘁 – Nội dung thông điệp phải đơn giản, dễ hiểu và có ý nghĩa
Mead Johnson cho rằng, tình thương của người mẹ đối với con bằng sữa Enfa A+ giúp trẻ thông minh và mang đến niềm vui cho người mẹ “A+ cho bé và @ cho mẹ”. Tuy nhiên, hình ảnh A+ hơi khó hiểu, vì nếu hiểu là điểm thì Việt Nam sử dụng thang điểm 10 chứ không dùng điểm A+; nếu hiểu theo nghĩa khoa học thì A+ mang thêm NHA+ARAE. 



 🔻𝗖𝗹𝗮𝗿𝗶𝘁𝘆 - Thông điệp phải rõ ràng
Thông điệp rõ ràng nhằm tránh những hiểu nhầm không đáng có. Hình ảnh trong thông điệp được thể hiện rõ ràng thì công việc định vị sẽ được thực hiện tốt. Điều đặc biệt là thông điệp trong hoạt động PR mang tính chân thực cao hơn trong các quảng cáo, do đó nó dễ lôi cuốn các đối tượng và dễ gây dựng các giá trị và niềm tin về thương hiệu hơn 

🔻𝗖𝗵𝗮𝗻𝗻𝗲𝗹𝘀 - Lựa chọn kênh quảng bá
Các kênh để quảng bá vô cùng đa dạng như: Nghe nhìn, In ấn, Internet, Ngoài trời, Trong nhà… tùy vào nội dung truyền tải và đối tượng nhận tin mục tiêu là ai mà lựa chọn kênh quảng bá phù hợp.
Ví dụ với sản phẩm chăn ga gối đệm thì kênh quảng bá phù hợp hơn cả là triển khai các gian trưng bày trong nhà

🔻𝗖𝗮𝗽𝗮𝗯𝗶𝗹𝗶𝘁𝘆 - Khả năng tiếp cận và hiểu thông điệp của người nhận 
Khả năng tiếp cận và hiểu thông điệp ở các khu vực khác nhau là không giống nhau do khoảng cách về kinh tế, dân trí… 
Ví dụ các sản phẩm bột giặt hay xà phòng bán chủ yếu ở các khu vực nông thôn thì ngôn ngữ cần dễ hiểu, bao bì cung cấp lương thông tin phù hợp (thường thì ở nông thôn cần các thông tin chi giải thích tiết hơn..) 

CÁC BÀI VIẾT KHÁC CÙNG CHUYÊN ĐỀ

6 Công cụ truyền thông Marketing tích hợp (IMC)
6 Công cụ truyền thông Marketing tích hợp (IMC)
Theo Philip Kotler, Quảng cáo là những hình thức truyền thông không trực tiếp, được thực hiện thông qua những phương tiện truyền tin phải trả tiền và xác định rõ nguồn kinh phí
Chiến lược sáng tạo trong quảng cáo
Chiến lược sáng tạo trong quảng cáo
Để truyền tải các thông điệp quảng cáo, chúng có thể dùng nhiều chiến lược sáng tạo khác nhau, trong đó phải kể đến 2 chiến lược chính đó là: (1) Rational Advertising – Quảng cáo Lý trí và (2) Emotional Advertising – Quảng cáo cảm xúc.
Xác định mục tiêu truyền thông tích hợp (IMC)
Xác định mục tiêu truyền thông tích hợp (IMC)
Các mục tiêu truyền thông tiếp thị tích hợp phải dựa trên phân tích tình huống kỹ lưỡng để xác định các vấn đề tiếp thị và quảng cáo mà công ty hoặc thương hiệu phải đối mặt, từ đó xác định các mục tiêu tiếp thị và xây dựng kế hoạch tiếp thị. Các mục tiêu của IMC được phát triển từ kế hoạch Marketing tổng thể của công ty và bắt nguồn từ các mục tiêu tiếp thị của công ty.