chuyên đề

2 Mô hình phân tích bối cảnh kinh doanh chủ chốt

23/07/2023    admin   Chiến lược và Mô hình Kinh doanh

Mô hình SWOT: 
Strengths (điểm mạnh), Weaknesses (điểm yếu), Opportunities (cơ hội) và (nguy cơ).


Phân tích SWOT (SWOT analysis) là một trong 5 bước hình thành chiến lược sản xuất kinh doanh của một tổ chức, doanh nghiệp hoặc một dự án, dựa trên việc đánh giá 4 yếu tố Strengths – Weaknesses – Opportunities – Threats nhằm:

+ Nâng cao những điểm mạnh
+ Cải thiện những điểm yếu
+ Hạn chế những nguy cơ
+ Tận dụng tốt cơ hội
SWOT giúp bạn xác định 4 yếu tố bên trong (Strengths, Weaknesses) và bên ngoài (Opportunities, Threats) ảnh hưởng tới hiệu quả của doanh nghiệp phát triển trong tương lai nhằm xây dựng kế hoạch chiến lược và quản lý công việc kinh doanh một cách phù hợp, hiệu quả chính xác nhất.



Mô hình VRIO:
Đánh giá nguồn lực và năng lực kinh doanh một cách chiến lược


Để đánh giá xem một nguồn lực, năng lực nào đó có thực sự là lợi thế kinh doanh, lợi thế cạnh tranh chúng ta có thể xem xét 4 tiêu chí của mô hình VRIO:

V - Valuable: nguồn lực này có mang lại giá trị không. Giá trị ở đây có thể là giá trị hữu hình ( doanh số, lợi nhuận, bán giá cao,…) hoặc giá trị vô hình (thương hiệu, hình ảnh, mối quan hệ, niềm tin, tình cảm…) đối với hoạt động kinh doanh chính không 

R - Rare: nguồn lực này có khan hiếm không? Có nhiều người sở hữu hoặc có thể tiếp cận nguồn lực tương tự không… Trong kinh doanh, nguyên liệu độc quyền, các vị trí đắc địa, giá trị di sản, lịch sử… tay nghề, năng lực chuyên gia, kinh nghiệm. … chính là ví dụ của nguồn lực khan hiếm.

I - imitable : Nguồn lực và năng lực này có thể bị bắt chước không? Trong thời đại này, sự bắt chước là khó có thể tránh khỏi, ngay cả khi các sản phẩm / ý tưởng đã được đăng ký bản quyền, bằng sáng chế… Vì thế, nếu đã xác định một nguồn lực là lợi thế cạnh tranh chính, điều chúng ta cần làm là tập trung sáng tạo và đổi mới liên tục để tốt hơn chính mình và luôn độc đáo, khác biệt so với phần còn lại của thị trường- Đây chính là chiến lược của người dẫn đầu, tập trung phần lớn đầu tư vào nguồn lực/ năng lực R&D hoặc market Research.

O - Organized: Trong chiến lược kinh doanh, nguồn lực và năng lực này có được xác định là lợi thế kinh doanh/ cạnh tranh hay không, có đóng góp trực tiếp cho hoạt động kinh doanh cốt lõi không. Trong tổ chức tiếp thị và vận hành kinh doanh, chúng ta có chú trọng và ưu tiên nguồn lực và năng lực này không. 

CÁC BÀI VIẾT KHÁC CÙNG CHUYÊN ĐỀ

10 sai lầm chiến lược không đáng có trong kinh doanh
10 sai lầm chiến lược không đáng có trong kinh doanh
Không có công thức thành công cho hoạt động kinh doanh, nhưng thất bại trong kinh doanh thường gặp do những sai lầm chiến lược phổ biến. Sau đây là những sai lầm kinh doanh thường gặp nhất mà những người khởi sự / quản trị kinh doanh thường gặp
10 lợi ích của tư duy chiến lược
10 lợi ích của tư duy chiến lược
Với tư duy chiến lược, bạn có thể chủ động hình dung và kiến tạo ra tương lai cho hoạt động kinh doanh của mình, giúp bạn xác định các cơ hội thay đổi và tận dụng chúng, từ đó sẽ làm tăng thị phần và lợi nhuận, đồng thời giúp doanh nghiệp của bạn phát triển bền vững hơn.
Xây dựng đề xuất giá trị dựa trên lợi thế cạnh tranh và cơ hội kinh doanh
Xây dựng đề xuất giá trị dựa trên lợi thế cạnh tranh và cơ hội kinh doanh
Khung Giải pháp giá trị (The Value Proposition Canvas) là công cụ sẽ giúp chúng ta xác định đúng các vấn đề và mong muốn của khách hàng để thiết kế ra sản phẩm/dịch vụ/ giải pháp khớp đúng ý khách hàng, thậm chí vượt trên cả sự mong đợi của họ