chuyên đề

5 Trụ cột Chiến lược Marketing

28/01/2023    admin   Chiến lược Marketing
Chiến lược marketing là một kế hoạch dài hạn để đạt được các mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp dựa trên hiểu nhu cầu của khách hàng và tạo ra lợi thế cạnh tranh khác biệt và bền vững. Chiến lược marketing bao gồm nhiều khía cạnh từ việc xác định khách hàng của bạn là ai đến việc quyết định bạn sử dụng kênh nào để tiếp cận những khách hàng đó.
1. Nghiên cứu và phân tích 

Khi hoạch định chiến lược Marketing cho doanh nghiệp, hiểu biết sâu sắc về khách hàng, thị trường, đối thủ cạnh tranh sẽ giúp nhà quản trị đưa ra các quyết định marketing hiệu quả để phát triển doanh nghiệp, sử dụng các nguồn lực một cách khôn ngoan. 
Nghiên cứu thị trường liên quan đến việc xác định một "tệp khách hàng mục tiêu" cụ thể và tập trung hoàn toàn vào nhóm đó để hiểu hành vi và động cơ của họ. Với một bức tranh rõ ràng về nhu cầu mong muốn và giá trị mong đợi của khách hàng mục tiêu, doanh nghiệp có thể thúc đẩy họ mua sản phẩm, là tiền đề giúp việc tiếp thị và bán hàng trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn. Nghiên cứu thị trường giúp doanh nghiệp: (1) tiếp cận đúng khách hàng tiềm năng, gia tăng hiệu quả trong việc thu hút sự chú ý và tạo ra được cộng hưởng cảm xúc với họ ; (2) xác định các cơ hội kinh doanh tiềm năng nhờ nhận diện được mối quan tâm mới của người tiêu dùng và những khoảng trống trong thị trường mà doanh nghiệp có thể đáp ứng; (3) giảm rủi ro kinh doanh khi giúp doanh nghiệp tập trung vào những cơ hội thực sự có rủi ro thấp, lợi nhuận cao. 

Nghiên cứu marketing có phạm vi rộng hơn nghiên cứu thị trường được sử dụng để kiểm tra toàn bộ quá trình tiếp thị của một công ty, thay vì chỉ xem xét những người tiêu dùng mục tiêu. Nghiên cứu marketing rất quan trọng để đánh giá sự hiệu quả của mô hình kinh doanh, bao gồm nghiên cứu về thị trường mục tiêu, hiệu quả hoạt động Marketing và kết quả thu được so với đối thủ cạnh tranh và bối cảnh thị trường. Nghiên cứu Marketing tập trung rà soát và đánh giá hiệu quả của các công cụ và hoạt động Marketing để phục vụ cho các quyết định chiến lược về Marketing mix, các chiến dịch truyền thông, các hoạt động xay dựng thương hiệu… Nghiên cứu Marketing giúp doanh nghiệp đánh giá mức độ thành công của hoạt động Marketing, xác định các vấn đề và cơ hội kinh doanh và đánh giá chiến lược Marketing của Doanh nghiệp.

2. Chiến lược Marketing - STP

Mô hình Chiến lược Marketing STP (Phân khúc, Nhắm mục tiêu, Định vị) là một cách tiếp cận chiến lược quen thuộc trong tiếp thị hiện đại. Đây là một trong những mô hình chiến lược Marketing kinh điển tập trung vào thấu hiểu thị trường, lựa chọn phân cúng thị trường mục tiêu có hiệu quả và tiềm năng nhất cho doanh nghiệp, sau đó phát triển chiến lược định vị thị trường hiệu quả cho từng phân khúc. Đây là mô hình hữu ích giúp doanh nghiệp phát triển Marketing Mix và các kế hoạch Marketing, truyền thông thương hiệu. 

Theo mô hình STP, chiến lược marketing được xây dựng theo 3 bước, bao gồm: 
  • 1.phân khúc thị trường: tạo các phân khúc khách hàng khác nhau dựa trên các tiêu chí và đặc điểm cụ thể (địa lý,  nhân khẩu học, hành vi, tâm lý…)
  • 2.lựa chọn thị trường mục tiêu: xem xét các phân khúc bạn đã tạo trước đó và xác định phân khúc 
  • lý tưởng cho doanh nghiệp, được xem xét dựa trên tiềm năng tăng trưởng, khả năng sinh lời  và mức độ cạnh tranh. 
  • 3.định vị sản phẩm: đặt sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp khác biệt và vượt trội so với đối thủ cạnh tranh. Doanh nghiệp có thể đạt được lợi thế cạnh tranh dựa với 3 yếu tố định vị: giá trị hình ảnh, giá trị chức năng, giá trị trải nghiệm… Định vị sản phẩm thành công nhất là sự kết hợp của cả ba yếu tố tập trung vào những gì quan trọng đối với khách hàng và đặc điểm khác biệt/vượt trội so với đối thủ cạnh tranh. 

3. Hoạch định và Quản trị Marketing Mix

Marketing mix là một công cụ quan trọng để triển khai chiến lược Marketing, tập hợp các hành động hoặc chiến thuật mà một công ty sử dụng để quảng bá thương hiệu hoặc sản phẩm của mình trên thị trường. Các quyết định về Marketing mix của doanh nghiệp cần dựa trên phân khúc khách hàng mục tiêu và chiến lược định vị thị trường. 
• 4Ps là Marketing Mix điển hình, bao gồm 4 yếu tố - Giá cả, Sản phẩm, Khuyến mãi và Phân phối.
• 7Ps là Marketing Mix 4Ps được thêm 3 khía cạnh: con người, quy trình và bằng chứng vật chất.
• 8Ps là Marketing Mix 4Ps được thêm 4 khía cạnh: con người, quy trình, chương trình và hiệu suất.

Tất cả các yếu tố, bao gồm trong hỗn hợp tiếp thị và hỗn hợp tiếp thị mở rộng, có tác động qua lại lẫn nhau. Các doanh nghiệp sử dụng sự kết hợp của các yếu tố marketing mix để tạo ra phản hồi mà họ muốn từ khách hàng mục tiêu.

4. CRM
Khách hàng là cốt lõi của một doanh nghiệp vì nếu không có họ thì doanh nghiệp không thể hoạt động. Không có khách hàng, không có doanh thu và do đó không có lợi nhuận. Để thiết lập mối quan hệ thành công và lâu dài với khách hàng, điều cần thiết là mang lại trải nghiệm đáng nhớ. 
Quản lý quan hệ khách hàng (CRM) là tất cả các hoạt động, chiến lược và công nghệ mà các công ty sử dụng để quản lý các tương tác của họ với khách hàng hiện tại và khách hàng tiềm năng. CRM giúp doanh nghiệp xây dựng mối quan hệ với khách hàng, từ đó tạo ra lòng trung thành và giữ chân khách hàng. 

CRM có thể đạt được bằng cách:
•tìm hiểu về thói quen, ý kiến và sở thích mua hàng của khách hàng
•lập hồ sơ cá nhân và nhóm để tiếp thị hiệu quả hơn và tăng doanh số bán hàng
•thay đổi cách bạn vận hành để cải thiện dịch vụ khách hàng và tiếp thị

Quản lý quan hệ khách hàng (CRM) giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về hành vi của khách hàng và điều chỉnh hoạt động kinh doanh của họ để đảm bảo rằng khách hàng được phục vụ theo cách tốt nhất có thể. 

4. Quản trị và Đo lường

Kiểm soát hiệu quả Marketing là quá trình đánh giá tác động của các hoạt động marketing của doanh nghiệp và thực hiện các thay đổi/ điều chỉnh cần thiết. Có bốn loại kiểm soát tiếp thị: kiểm soát kế hoạch hàng năm, kiểm soát lợi nhuận, kiểm soát hiệu quả và kiểm soát chiến lược.
Hiểu biết sâu sắc về người tiêu dùng và phân tích các yếu tố khác nhau của marketing sẽ cho phép doanh nghiệp kiểm soát hiệu quả marketing và tối ưu hóa các nguồn lực (con người và đầu tư), tạo ra những thành tựu, đổi mới chủ chốt. 

Kiểm soát hiệu quả liên quan đến đo lường, đánh giá và giám sát.

CÁC BÀI VIẾT KHÁC CÙNG CHUYÊN ĐỀ

5 Quan điểm quản trị Marketing
5 Quan điểm quản trị Marketing
Quản trị 𝗠𝗮𝗿𝗸𝗲𝘁𝗶𝗻𝗴 là quá trình phân tích thị trường, từ đó hoạch định, thực hiện các phương án tiếp thị được cho là có khả năng sinh lời cho doanh nghiệp. Dưới đây là 5 quan điểm quản trị 𝗠𝗮𝗿𝗸𝗲𝘁𝗶𝗻𝗴 mọi Marketers cần biết:
8 bước lập kế hoạch Marketing
8 bước lập kế hoạch Marketing
Kế hoạch Marketing cần xác định các chỉ số hiệu suất (KPI) để theo dõi tiến độ thực hiện. Mọi kế hoạch tốt đều mô tả cách bộ phận sẽ theo dõi tiến độ nhiệm vụ của mình. Để làm được điều đó, người làm Marketing cần xác định các chỉ số hiệu suất chính (KPI) để đo đường hiệu quả kế hoạch.
7 bước để xây dựng sơ đồ hành trình khách hàng hiệu quả
7 bước để xây dựng sơ đồ hành trình khách hàng hiệu quả
Hành trình của khách hàng là một chuỗi tương tác của khách hàng với một thương hiệu, sản phẩm hoặc doanh nghiệp khi họ nhận thức được nhu cầu và đưa ra quyết định mua hàng. Khi xây dựng bản đồ hành trình khách hàng cần đặc biệt lưu ý đến những điểm chạm - những điểm mà khách hàng tiềm năng tương tác với thương hiệu của bạn